Các khoản chi phí hàng tháng
Tiền nhà + tiền thuê lạnh (Nebenkosten) + phụ phí bao gồm tiền điện, sưởi, nước nóng... xem thêm ở đây
Internet và điện thoại: Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet và điện thoại. Chi phí nối mạng vào khoảng 20 Euro mộttháng, tùy thuộc vào từng loại và tốc độ. Việc so sánh giá cả và hỏi ý kiến bạn bè và đồng nghiệp là cần thiết. Bạn cần lưu ý rẳng việc nối mạng thường mất nhiều thời gian và dịch vụ tư vấn khách hàng không phải lúc nào cũng tốt. Khái quát về giá cả có thể tìm thấy tại trang web www.onlinekosten.de
Tại Đức, tội sao chép lậu sẽ bị phạt tiền và thậm chí là phạt tù. Nếu vi phạm luật bản quyền sẽ bị truy cứu. Những tác phẩm âmnhạc, phim, phần mềm, ảnh và sách điện tử không được tải xuống hoặc sao chép bất hợp pháp. Đặc biệt, việc tải xuống và tải lên quamạng thông qua các trang web trao đổi bất hợp phát trên mạng, ví dụ như với phần mềm Torrent, sẽ bị truy cứu và bị xử phạt. Ngoài ra bất cứ ai buôn bán sản phẩm sao chép lậu để kiếm lời, sẽ bị phạt rất nặng, bên cạnh phạt tiền còn bị phạt tù giam đến 5 năm.Mỗi hộ phải trả một khoản phí cho đài phát thanh (Rundfunkbeitrag) dành cho Tivi và Radio. Khoản phí này là 17,50 Euro mỗi thángBạn có thể mua đồ ăn và các đồ dùng hàng ngày trong siêu thị ở mọi khu phố. Rẻ nhất là mua ở các cửa hàng giảm giá, đó là các chuỗi siêu thị lớn như Aldi, Lidl, Netto và Penny (bên tây Đức, bên đông Đức hình như không thấy nhiều nhưng lại có Kaufland). Trong những siêu thị này còn có những đợt khuyến mại đặc biệt với giá rẻ.
Cửa hàng châu Á có ở nhiều thành phố tại Đức, ở đó có nhiều loại thực phẩm phong phú nhập khẩu từ Việt Nam và các sản phẩm khác nữa. Ở Berlin có rất nhiều cửa hàng, một vài nơi trong số đó là: Trung tâm Đồng Xuân (Chợ Đồng Xuân) (6 khu chợ lớn), Herzbergstr. 128-139, 10367 Berlin; Go Asia, Turmstraße 29, 10551 Berlin; Siêu thị Asia Mekong, Henriette-Herz Platz 1, 10178 Berlin.
Bên Tây Đức không có nhiều cửa hàng châu Á như Đông Đức nhưng mỗi thành phố cũng có ít ra 1-2 cửa hàng, lượng hàng hoá phong phú hay không phụ thuộc vào mức độ to bé của thành phố và lượng dân châu Á (ở thành phố lớn như Düsseldorf, Hamburg, Frankfurt... nhiều cửa hàng và nhiều hàng hơn nhiều nên nếu có dịp đi đến đó nên mua một ít về nếu bạn ở thành phố nhỏ hoặc thị trấn).
Tiền tàu xe: Nếu bạn là sinh viên thì có vé kì bao gồm trong tiền đóng cho trường đại học hàng kì nên có thể đi miễn phí. Nếu bạn học nghề và còn trẻ thì cũng mua được vé rẻ hơn mức thông thường dành cho Azubi (tự làm thủ tục hoặc trường/công ty hỗ trợ). Nếu sở hữu xe thì phải trả một số loại bảo hiểm, phí và tiền xăng.
Tài khoản ngân hàng có loại hàng tháng mất phí, tầm 5-10 Euro hoặc không mất phí như cho sinh viên dưới 27 tuổi. Nếu bạn vẫn còn học tiếng hoặc được dùng bảo hiểm tư thì phí bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khoẻ hàng tháng chỉ khoảng mấy chục Euro nhưng nếu phải đóng bảo hiểm công như sinh viên, người đi làm thì khoản này phải tầm 100 Euro trở lên. Sinh viên được ưu đãi với mức bảo hiểm trên dưới 100 Euro nhưng người đi làm hoặc sinh viên già/ học quá 14 kì thì hãy chuẩn bị khoảng 200 Euro hoặc hơn.